2177. Mỹ/Trump – Đảng cộng sản Trung Quốc và chuyện “Ba mươi bạo chúa” (P.2)

Tablet by LEE SMITH – FEBRUARY 04, 2021

Ba Sàm lược dịch và chú dẫn

Xem phần 1: 2174. Mỹ/Trump – Đảng cộng sản Trung Quốc và chuyện “Ba mươi bạo chúa” (P.1)

Vòng tay thâm độc giữa giới tinh hoa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cách đây gần 50 năm khi Henry Kissinger nhận thấy rằng việc mở cửa quan hệ giữa hai kẻ thù truyền kiếp sẽ khiến rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và một Liên Xô đang đe dọa Mỹ nhiều hơn. Trung tâm của sự thất bại giữa hai gã khổng lồ cộng sản là việc lãnh đạo Liên Xô bác bỏ Stalin, điều mà người Trung Quốc coi là khởi đầu cho sự kết thúc của hệ thống cộng sản Liên Xô – và do đó, nó là một sai lầm mà họ không được mắc phải.

Trong khi đó, sự vận dụng địa chính trị khôn khéo của Kissinger đã trở thành nền tảng của di sản lịch sử của ông. Nó cũng khiến ông trở thành một người giàu có khi bán quyền tiếp cận cho các quan chức Trung Quốc. Đổi lại, Kissinger đã đi tiên phong trên con đường cho các cựu quan chức hoạch định chính sách cấp cao khác tham gia vào các hoạt động buôn bán vặt ảnh hưởng ở nước ngoài của chính họ, như  William Cohen, Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền của Bill Clinton, người đã tìm cách giúp cho Trung Quốc giành được quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn năm 2000 và trở thành viên đá tảng của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tập đoàn Cohen có hai trong số bốn văn phòng ở nước ngoài tại Trung Quốc, và bao gồm một số cựu quan chức hàng đầu, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Trump là James Mattis, người gần đây đã không tiết lộ công việc của mình trong Tập đoàn Cohen khi ông chỉ trích cách tiếp cận “với chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi” của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, trong một bài xã luận. “Sự thịnh vượng kinh tế của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ phụ thuộc vào mối quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ với Bắc Kinh”, theo Mattis, người đang được Trung Quốc trả tiền theo đúng nghĩa đen để đảm nhận vị trí đó.

Tuy nhiên, không chắc Kissinger đã thấy trước Trung Quốc là một con gà đẻ trứng vàng (a cash cow) cho các cựu quan chức Mỹ, khi ông và Tổng thống Richard M. Nixon công du đến thủ đô của Trung Quốc, mà người phương Tây gọi là Bắc Kinh vào năm 1972. “Người Trung Quốc cảm thấy rằng Mao phải chết trước khi họ có thể trải lòng,” một cựu quan chức chính quyền Trump nói. “Mao vẫn còn sống khi Nixon và Kissinger còn ở đó, vì vậy không chắc họ có thể hình dung ra các loại cải cách bắt đầu vào năm 1979 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Nhưng ngay cả trong những năm 1980, Trung Quốc cũng không cạnh tranh được với Hoa Kỳ. Chỉ trong những năm 1990, với các cuộc tranh luận hàng năm về việc cấp cho Trung Quốc quy chế tối huệ quốc trong thương mại, Trung Quốc mới trở thành một đối thủ thương mại”- và một đối tác béo bở.

Người công khai chính sách trật tự hậu Chiến tranh Lạnh là Francis Fukuyama, người trong cuốn sách The End of History năm 1992 đã lập luận rằng với sự sụp đổ của Bức tường Berlin, nền dân chủ tự do của phương Tây là đại diện cho hình thức chính phủ cuối cùng. Điều mà Fukuyama đã sai sau khi Bức tường Berlin sụp đổ không phải là đánh giá của ông về sức mạnh của các hình thức chính trị; đúng hơn đó là chiều sâu của mô hình triết học của ông. Ông tin rằng với sự kết thúc của thời kỳ bế tắc kéo dài gần nửa thế kỷ của các siêu cường, các mô hình chính trị mâu thuẫn mang tính biện chứng lịch sử chống lại nhau đã được giải quyết. Trên thực tế, phép biện chứng chỉ diễn ra ở một bước chuyển khác.

Ngay sau khi đánh bại chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, Mỹ đã thổi luồng sinh khí mới vào đảng cộng sản còn tồn tại ở Trung Quốc. Và thay vì các nguyên tắc dân chủ của phương Tây làm thay đổi ĐCSTQ, thì giới quyền uy của Mỹ lại nhận được cái hương vị của chế độ chuyên quyền kỹ trị của phương Đông đó. Công nghệ đã trở thành mỏ neo của mối quan hệ Mỹ-Trung, với việc tài trợ của ĐCSTQ thúc đẩy các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, phần lớn nhờ vào nỗ lực của Dianne Feinstein, người mà sau Kissinger, đã trở thành quan chức có ảnh hưởng lớn thứ hai trong việc thúc đẩy mối quan hệ Mỹ-ĐCSTQ (*) trong 20 năm tiếp theo.

Năm 1978, với tư cách là thị trưởng mới được bầu của San Francisco, Feinstein kết bạn với Giang Trạch Dân, sau đó là với thị trưởng Thượng Hải và cuối cùng là chủ tịch Trung Quốc. Với tư cách là thị trưởng trung tâm công nghệ của Mỹ, mối quan hệ của bà với Trung Quốc đã giúp cho lĩnh vực đang phát triển thu hút đầu tư của Trung Quốc và đưa bang này trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Liên minh của bà với Giang cũng giúp cho nhà đầu tư của bà, Richard Blum, một người giàu có. Với tư cách là thượng nghị sĩ, bà đã thúc đẩy quy chế thương mại MFN vĩnh viễn cho Trung Quốc bằng cách hợp lý hóa các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, trong khi người bạn của bà là Giang củng cố quyền lực và trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản bằng cách điều xe tăng vào Quảng trường Thiên An Môn. Feinstein đã bảo vệ ông ta. “Trung Quốc không có cảnh sát địa phương,” Feinstein nói rằng Giang đã cho bà biết vậy. “Do đó mới (phải có) xe tăng,” thượng nghị sĩ từ California giải thích theo kiểu trấn an. “Nhưng đó là quá khứ. Người ta học hỏi từ quá khứ. Bạn không lặp lại nó. Tôi nghĩ Trung Quốc đã học được một bài học ”.

Tuy nhiên, quá khứ thực sự nên kể cho khán giả của Feinstein ở Washington một câu chuyện khác. Hoa Kỳ đã không giao dịch với Matxcơva hoặc cho phép người Nga quyên góp cho cuộc vận động tranh cử  tổng thống Mỹ, hoặc tham gia quan hệ đối tác kinh doanh với vợ/chồng của họ. Giới lãnh đạo Mỹ thời Chiến tranh Lạnh hiểu rằng những hoạt động như vậy sẽ mở ra cánh cửa cho Moscow và cho phép nó ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị và xã hội Mỹ theo những cách nguy hiểm. Sản xuất hàng hóa của chúng ta trong nhà máy của họ hoặc cho phép họ mua hàng của chúng ta và gửi chúng ra nước ngoài sẽ khiến công nghệ và sở hữu trí tuệ dễ bị tổn thương.

Nhưng nó không chỉ là vấn đề gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia; đó còn là để cho nước Mỹ tiếp xúc với một hệ thống mâu thuẫn với các giá trị của Mỹ. Xuyên suốt cả một quá trình, nước Mỹ tự xác định mình đối lập với cách chúng ta quan niệm về Liên Xô. Ronald Reagan bị cho là điên rồ khi gọi Liên Xô là “Đế chế Ác ma”, nhưng chính sách thương mại và đối ngoại từ cuối Thế chiến II đến 1990 phản ánh rằng đây là một quan điểm đồng thuận — Ban lãnh đạo của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh không muốn đất nước mình cặp đôi với một nhà nước chuyên chế độc đảng.

Bắt đầu với quyết định năm 1994 của Bill Clinton về việc tách nhân quyền khỏi thương mại. Ông vào Nhà Trắng hứa hẹn sẽ tập trung vào nhân quyền, trái ngược với chính quyền George H.W. Bush, và sau hai năm cầm quyền ông bất ngờ thay đổi. Clinton nói: “Chúng ta cần đặt mối quan hệ của mình vào một khuôn khổ lớn hơn và hiệu quả hơn“. Các nhóm nhân quyền và liên đoàn lao động Hoa Kỳ đã kinh ngạc. Quyết định của Clinton đã gửi một thông điệp rõ ràng, Chủ tịch AFL-CIO (American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations) lúc đó là Lane Kirkland nói, “bất kể nước Mỹ nói gì về dân chủ và nhân quyền, thì cuối cùng, lợi nhuận chứ không phải con người, vẫn là quan trọng nhất”. Một số thành viên Đảng Dân chủ, như Lãnh đạo Đa số Thượng viện lúc đó là George Mitchell, đã phản đối, trong khi những người Cộng hòa như John McCain ủng hộ động thái của Clinton. Người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Clinton, Robert E. Rubin, dự đoán rằng Trung Quốc “sẽ trở thành một đối tác thương mại lớn hơn và quan trọng hơn bao giờ hết”.

Hơn hai thập kỷ sau, số lượng các ngành công nghiệp và công ty của Mỹ vận động chống lại các biện pháp của chính quyền Trump – cố gắng tách rời công nghệ Trung Quốc khỏi các đối tác Mỹ – là một thước đo đáng kinh ngạc về mức độ chặt chẽ đến thế nào của hai hệ thống đối thủ từng tuyên bố đối lập nhau về các hệ giá trị và thực tiễn . Các công ty như Ford, FedEx và Honeywell, cũng như Qualcomm và các nhà sản xuất chất bán dẫn khác đã chiến đấu để tiếp tục bán chip cho Huawei, tất cả đều tồn tại với một chân ở Mỹ và chân còn lại đặt vững chắc vào đối thủ địa chính trị hàng đầu của Mỹ. Để bảo vệ cả hai nửa hoạt động kinh doanh của mình, họ “bán khuyến mãi” vấn đề bằng cách gọi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh để che lấp vai trò của mình trong việc thúc đẩy một đối thủ nguy hiểm.

Gần như mọi ngành công nghiệp lớn của Mỹ đều có cổ phần tại Trung Quốc. Từ Phố Wall — Citigroup, Goldman Sachs, và Morgan Stanley — đến sự hiếu khách. Một nhân viên khách sạn Marriott đã bị sa thải khi các quan chức Trung Quốc phản đối việc anh thích một dòng tweet về Tây Tạng. Tất cả họ đều học cách chơi theo luật của ĐCSTQ.

Không có gì ngạc nhiên khi một thành viên đáng tin cậy một thời của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đảng viên Cộng hòa, đã đi đầu trong việc phản đối các chính sách với Trung Quốc của Trump — chống lại không chỉ đề xuất thuế quan mà còn cả lời kêu gọi các công ty Mỹ của tổng thống rằng hãy bắt đầu chuyển các chuỗi cung ứng quan trọng đi nơi khác, ngay cả khi đại dịch đang bùng phát. Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia gần đây đã phàn nàn về luật cấm các nhà thầu quốc phòng sử dụng một số công nghệ của Trung Quốc. Người phát ngôn của nhóm thương mại cho biết: “Chỉ là tất cả các nhà thầu đang làm việc với chính phủ liên bang,“ sẽ phải dừng lại. ”

Ngay cả chính quyền Trump cũng bị chia rẽ giữa những người theo phái diều hâu và những người thích thỏa hiệp – vốn được các tiền nhiệm gọi là “Những thợ săn gấu trúc”. Phần lớn các quan chức của Trump đều thuộc loại thứ hai, đáng chú ý nhất là Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, một cựu nhà sản xuất Hollywood. Trong khi ngành công nghiệp điện ảnh là ngành đầu tiên và lớn tiếng nhất phàn nàn rằng Trung Quốc đang ăn cắp tài sản trí tuệ của họ, nhưng cuối cùng họ đã hợp tác và xoa dịu Bắc Kinh. Các hãng phim không thể thâm nhập vào thị trường khổng lồ của Trung Quốc nếu không tuân theo các quy định của ĐCSTQ. Ví dụ, trong phần tiếp theo sắp tới của bộ phim Top Gun, hãng Paramount đã đề nghị làm mờ các bản vá lỗi của Đài Loan và Nhật Bản trên áo khoác “Maverick” của Tom Cruise khi phát hành bộ phim ở Trung Quốc, nhưng các nhà kiểm duyệt của ĐCSTQ đòi là các bản vá lỗi phải không được hiển thị trong bất kỳ phiên bản nào ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Trong chính quyền Trump, Spalding, cựu cố vấn của Trump cho biết, “đã có một sự thúc đẩy rất lớn để tiếp tục hợp tác với Trung Quốc. Ở phía bên kia, một số ít hơn những người muốn đẩy lùi nó. “

Apple, Nike và Coca Cola thậm chí còn vận động chống lại Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức người Uyghur Duy Ngô Nhĩ. Vào ngày áp chót nhiệm kỳ của Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã “xác định rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương, Trung Quốc, nhắm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các sắc tộc thiểu số và các nhóm tôn giáo.” Điều đó khiến một số thương hiệu lớn của Mỹ sử dụng lao động cưỡng bức của người Uyghur — bao gồm, theo một nghiên cứu của Úc năm 2020, Nike, Adidas, Gap, Tommy Hilfiger, Apple, Google, Microsoft và General Motors — trở thành đồng lõa với tội ác diệt chủng.

Cưỡi sóng thần trên phương tiện truyền thông với thái độ căm ghét Trump, Tầng lớp Trung Hoa – China Class củng cố quyền lực của mình trong các thể chế nhà nước và bộ máy quan chức an ninh, mà lâu nay vẫn là lãnh địa của Đảng Dân chủ, và những cư dân thuộc tầng lớp hưởng lương nhưng không muốn bị gán cho là “cộng tác viên” của tổng thống mà họ bề ngoài phục vụ.  

Nhưng tin tức cho thấy Trung Quốc đang đánh cắp bí mật khoa học và quân sự của Mỹ, điều hành các ổ nhóm gián điệp lớn ở Thung lũng Silicon và thỏa hiệp với các dân biểu như Eric Swalwell, trả tiền cho những thuộc hạ chức quyền, các giáo sư hàng đầu của Ivy League trong một chương trình ăn cắp sơ hữu trí tuệ được tổ chức tốt, hoặc theo bất kỳ cách nào gây nguy hiểm đối với chính người dân của mình hoặc với các nước láng giềng, chứ đừng nói đến cách sống của người Mỹ, đều đã bị ngăn chặn và bị loại bỏ tựa như là những thứ tuyên truyền ủng hộ Trump.

Cơ quan Tình báo Trung ương công khai bảo vệ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá hoại các thể chế của Mỹ. Ban quản lý CIA đã bắt nạt các nhà phân tích tình báo để thay đổi đánh giá của họ về ảnh hưởng và sự can thiệp của Trung Quốc vào tiến trình chính trị của chúng ta, vì vậy nó sẽ không được sử dụng để hỗ trợ các chính sách mà họ không đồng ý – chính sách của Trump. Không có gì ngạc nhiên khi bảo vệ nước Mỹ không phải là vốn chủ sở hữu cấp thiết nhất của ban lãnh đạo CIA — công nghệ lưu trữ thông tin của cơ quan này được điều hành bởi Amazon Web Services, thuộc sở hữu của nhà phân phối Mỹ số 1 Trung Quốc, Jeff Bezos.

Hành vi của Trung Quốc thực sự đáng báo động – cũng như sự bất lực của các tổ chức an ninh cốt lõi của Mỹ trong việc coi trọng vấn đề này. Một cựu quan chức tình báo của chính quyền Obama cho biết: “Trong suốt những năm 1980, những người đề cao lợi ích của những cường quốc nước ngoài có ý tưởng không phù hợp với hình thức chính phủ cộng hòa đã bị tẩy chay.“ Một cựu quan chức tình báo của chính quyền Obama cho biết. “Nhưng với sự ra đời của chủ nghĩa toàn cầu, họ bào chữa cho Trung Quốc, thậm chí bẻ cong trí thông minh của bản thân cho phù hợp với sở thích của họ. Trong những năm Bush và Obama cầm quyền, Trung Quốc được đánh giá là không có mong muốn xây dựng hải quân nước xanh (tầm hoạt động toàn cầu). Thật phiền toái cho tầm nhìn của họ. Hiện nay Trung Quốc đã có hàng không mẫu hạm thứ ba đang được sản xuất ”.

Việc không ưa Trump đã đem tới lý do chính trị cho họ, thế nhưng các cơ quan, tổ chức an ninh và quốc phòng Mỹ thì có lợi ích riêng khi nhắm mắt làm ngơ trước Trung Quốc. Hai mươi năm phung phí con người, tiền bạc và uy tín cho các cuộc giao tranh quân sự, bắt đầu từ “Cuộc chiến chống khủng bố” của George W. Bush, đã tỏ ra không có giá trị chiến lược đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc triển khai người Mỹ để cung cấp an ninh cho các cánh đồng giết người ở Trung Đông đã mang lại lợi ích lớn cho Bắc Kinh. Tháng trước, gã khổng lồ năng lượng Trung Quốc Zen Hua (ZhenHua Oil?) đã tận dụng lợi thế của nền kinh tế Iraq yếu kém khi trả 2 tỷ USD cho nguồn cung dầu trong 5 năm là 130.000 thùng / ngày. Nếu giá tăng, thỏa thuận cho phép Trung Quốc bán lại dầu.

Ở Afghanistan, các mỏ khai thác đồng, kim loại và khoáng sản lớn mà quân đội Mỹ vẫn đảm bảo an ninh là do các công ty Trung Quốc sở hữu. Và bởi vì Afghanistan giáp Tân Cương, ông Tập Cận Bình lo lắng rằng “sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan, các tổ chức khủng bố nằm ở biên giới Afghanistan và Pakistan có thể nhanh chóng xâm nhập vào Trung Á”. Nói cách khác, quân đội Mỹ được triển khai ở nước ngoài tại những nơi như Afghanistan không phải chính là để bảo vệ lợi ích của Mỹ, hơn là để cung cấp an ninh cho Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Có niềm tin rằng chúng ta không ở trong cùng một kiểu xung đột với họ như chúng ta đã từng xảy ra với Liên Xô”. Cựu quan chức thời Obama nói.“Nhưng chúng ta lại đang có.” Vấn đề là hầu như tất cả cơ sở của Mỹ – mà trung tâm là Đảng Dân chủ – đều chắc chắn đang nằm ở phía bên kia.

Phần cuối: 2185. Mỹ/Trump – Đảng cộng sản Trung Quốc và chuyện “Ba mươi bạo chúa” (P.3).


Liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *