2049. Bộ Ngoại giao Mỹ: ‘Hành động bảo vệ tự do trên Biển Đông’

CẦN NGỢI KHEN BÁO TUỔI TRẺ VÀ MỘT SỐ BÁO LIÊN TỤC ĐƯA NHỮNG TIN CÓ LỢI CHO CHỦ QUYỀN VIỆT NAM, GIỮA LÚC ĐÁM TRUYỀN THÔNG THIÊN TẢ MỸ/ “CUỒNG CHỐNG TRUMP” HÈN HẠ CHE ĐẬY

Tuổi trẻ

15/01/2021 00:30 GMT+7

TTO – “Mỹ sát cánh cùng các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách nhằm bảo vệ các lợi ích và quyền chủ quyền của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động cho đến khi thấy Bắc Kinh giảm hành vi ức hiếp của mình ở Biển Đông”.

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa tuyên bố sẽ có thêm hành động để bảo vệ sự tự do trên Biển Đông, bao gồm hạn chế thị thực đối với các cá nhân Trung Quốc có liên quan đến tranh chấp tại khu vực này.

“Mỹ sát cánh cùng các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách nhằm bảo vệ các lợi ích và quyền chủ quyền của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động cho đến khi thấy Bắc Kinh giảm hành vi ức hiếp của mình ở Biển Đông”, Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố.

“Mỹ và tất cả các quốc gia tuân thủ luật pháp có chung lợi ích sâu sắc trong việc giữ gìn một Biển Đông tự do và cởi mở. Tất cả các quốc gia, bất kể sức mạnh kinh tế và quân sự, phải được tự do hưởng các quyền và sự tự do được đảm bảo cho họ theo luật pháp quốc tế, như thể hiện trong Công ước về Luật biển 1982, mà không sợ bị ức hiếp”, tuyên bố viết.

Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ hạn chế thị thực đối với các cá nhân Trung Quốc, bao gồm lãnh đạo các công ty nhà nước và các quan chức Đảng Cộng sản, Hải quân Quân đội Trung Quốc, chịu trách nhiệm hoặc liên quan đến việc cải tạo quy mô lớn, xây dựng hoặc quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, hoặc các hành động ức hiếp nhằm ngăn các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

Tuyên bố cũng nhắc đến việc Bộ Thương mại Mỹ thông báo đã đưa Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen kinh tế với cáo buộc tập đoàn này hỗ trợ Bắc Kinh dọa nạt các nước láng giềng ở Biển Đông. CNOOC đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 mà công ty này gọi là “lãnh thổ quốc gia di động” đến khu vực quần đảo Hoàng Sa nhằm hăm dọa Việt Nam năm 2014.

Bắc Kinh tiếp tục đưa các đội tàu cá, tàu thăm dò năng lượng với sự hộ tống quân sự, hoạt động ở các vùng biển mà các quốc gia Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền và quấy rối sự phát triển dầu khí của các nước ở những khu vực mà Bắc Kinh không đưa ra được tuyên bố chủ quyền hợp pháp, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.

Tuyên bố đề cập đến phán quyết 2016 của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, theo đó bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, tháng 7 năm ngoái, Mỹ đã thống nhất lập trường của mình về các tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông theo phán quyết của Tòa trọng tài và một lần nữa bác bỏ các yêu sách hàng hải trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông. “Chúng tôi hoan nghênh số lượng chưa từng có các quốc gia đã chính thức phản đối những tuyên bố này tại Liên Hiệp Quốc”, cơ quan này cho biết.

Động thái của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ đưa ra trong lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục gia tăng căng thẳng với Trung Quốc trong những tuần cuối của nhiệm kỳ.

Tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ cũng tuyên bố sẽ thêm CNOOC vào danh sách trừng phạt, nhằm phong tỏa tài sản của tập đoàn này và cấm họ làm ăn với các công ty Mỹ.

Trần Phương


Bộ Thương mại Mỹ trừng phạt CNOOC Trung Quốc vì ‘dọa nạt các nước láng giềng’

Tuổi trẻ

14/01/2021 23:08 GMT+7

TTO – Bộ Thương mại Mỹ thông báo đã đưa Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen kinh tế với cáo buộc tập đoàn này hỗ trợ Bắc Kinh dọa nạt các nước láng giềng ở Biển Đông.
Bộ Thương mại Mỹ trừng phạt CNOOC Trung Quốc vì dọa nạt các nước láng giềng - Ảnh 1.
Trụ sở CNOOC tại Bắc Kinh, Trung Quốc – Ảnh: REUTERS

Ngoài ra, một công ty Trung Quốc khác là Skyrizon cũng bị đưa vào danh sách người dùng quân sự đầu cuối (MEU) do có khả năng phát triển, sản xuất, bảo trì các thiết bị quân sự như động cơ máy bay quân sự.

“Các hành động liều lĩnh và hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông và việc họ hùng hổ thúc đẩy việc giành lấy tài sản trí tuệ và công nghệ nhạy cảm cho các nỗ lực quân sự hóa của mình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ và an ninh của cộng đồng quốc tế”, Hãng tin Reuters ngày 14-1 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết.

Theo ông Ross, CNOOC như một kẻ bắt nạt của quân đội Trung Quốc để đe dọa các nước láng giềng của Trung Quốc và quân đội Trung Quốc tiếp tục hưởng lợi từ các chính sách hợp nhất dân sự – quân sự của chính phủ cho các mục đích xấu.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết Trung Quốc đã đẩy nhanh xây dựng các đảo nhân tạo từ năm 2013 nhằm tạo điều kiện cho việc “quân sự hóa các tiền đồn đang tranh chấp ở Biển Đông để làm suy yếu quyền chủ quyền của các đối tác của Mỹ trong khu vực”.

Trong đó, CNOOC “nhiều lần quấy rối và đe dọa hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi ở Biển Đông” với mục tiêu gây rủi ro chính trị cho các đối tác nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Đối với Skyrizon, ông Ross nói đây là một “công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, và nỗ lực của công ty này nhằm mua lại và tập trung hóa các công nghệ quân sự nước ngoài, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia và lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Động thái của Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục gia tăng căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc trong tuần cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump.

Đầu tháng 12-2020, ông Trump đưa CNOOC và 3 công ty khác vào danh sách đen, cáo buộc những công ty này có liên quan tới quân đội Trung Quốc. Nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc SMIC, Công nghệ xây dựng Trung Quốc và Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc là những cái tên mới bên cạnh CNOOC.

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, tổng cộng đã có 35 công ty của Trung Quốc bị Mỹ xác định là công ty của quân đội hoặc có liên quan quân đội Trung Quốc.

Hôm 12-11, Tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp và cá nhân Mỹ đầu tư vào các công ty bị Bộ Quốc phòng Mỹ xác định là có dính líu quân đội Trung Quốc. Lệnh cấm này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11-1-2021.

Tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ cũng tuyên bố sẽ thêm CNOOC vào danh sách trừng phạt, nhằm phong tỏa tài sản của tập đoàn này và cấm họ làm ăn với các công ty Mỹ.

Trần Phương


Liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *