2325. Chính sách cứng rắn về Trung Quốc của Biden đặt ra rủi ro kinh doanh cho một số nhà tài trợ lớn nhất của ông (P.1)

Cách đưa ra các lựa chọn đối sách với Trung Quốc của Biden bị giới hạn bởi các chính sách của Trump, và tham vọng kinh doanh từ các nhà tài trợ của riêng ông

NEWSWEEK BY BILL POWELL ON 03/10/21 

Ba Sàm lược dịch

Phần 1

Joe Biden sẽ làm gì nếu ông ta phải lựa chọn giữa việc làm hài lòng các nhà tài trợ chính trị của mình hoặc tán thành một chính sách quan trọng của Donald Trump? Rõ ràng là ông ấy sẽ … đợi một chút. Ông ấy như vậy sao ???

Về vấn đề chính sách đối ngoại mang tính hệ quả nhất mà chính quyền Biden có khả năng phải đối mặt – là làm thế nào để đối phó với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – tân tổng thống Dân chủ dường như đã sẵn sàng đi theo con đường mà người tiền nhiệm Đảng Cộng hòa của ông đã đề ra.

Hãy để tôi nói là tôi tin rằng Tổng thống Trump đã đúng khi thực hiện một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc“, Antony Blinken, ngoại trưởng của Biden, cho biết trong phiên điều trần xác nhận trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào tháng Giêng. Sau đó, trước khi cú sốc về tuyên bố đó có thể lắng đi, ông ấy nhanh chóng nói thêm: “Tôi rất không đồng ý với cách mà ông ấy thực hiện nó trong một số lĩnh vực, nhưng nguyên tắc cơ bản là đúng và tôi nghĩ điều đó thực sự hữu ích đối với chính sách đối ngoại của chúng ta.”

Tại Nhà Trắng tháng trước, Joe Biden nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ với NATO – một sự thay đổi so với người tiền nhiệm của ông. Tuy nhiên, về Trung Quốc, Biden cho đến nay vẫn chưa đi xa khỏi con đường của Trump.

Thật khó để mà phóng đại những gì đã có với một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Washington trong bốn năm qua — một sự thay đổi được thúc đẩy bởi Donald J. Trump, như Blinken từng thừa nhận.

Kể từ khi Richard Nixon thiết lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1972, chính sách của Hoa Kỳ đã liên tục tìm cách hòa nhập Bắc Kinh vào một trật tự quốc tế do Washington xây dựng trong thời hậu chiến – để giúp nước này trở thành một quốc gia “bình thường”. Theo lời của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Robert Zoellick, khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu mở cửa nền kinh tế Trung Quốc với thế giới vào năm 1978, Mỹ dựa vào thương mại và đầu tư như những công cụ chính để đưa Trung Quốc ra thế giới và giúp làm cho nó trở thành “một bên liên quan có trách nhiệm.” Các chính quyền kế nhiệm, từ Ronald Reagan đến Barack Obama, đã đi đúng hướng đó một cách hiệu quả. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh là “can dự”, và kinh tế là nền tảng của nó.

Sau đó là Donald Trump. Được bầu chọn một phần vì vùng trung tây công nghiệp đã bị tàn phá về kinh tế bởi hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc, Trump thề sẽ ngăn Bắc Kinh, như ông đã nhiều lần tuyên bố trong chiến dịch tranh cử, để nó “không xé toạc chúng ta ra“. Trước sự thất vọng của cộng đồng chính sách đối ngoại Mỹ và Fortune 500 (các tập đoàn lớn nhất của Mỹ), ông đã xóa bỏ hiện trạng thương mại tự do với Bắc Kinh. Ông đã áp đặt các mức thuế quan đáng kể đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, tìm cách hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghệ cao quan trọng của Mỹ và cố gắng chặn các công ty nổi tiếng của Trung Quốc như Huawei, không chỉ từ thị trường Mỹ mà còn từ các đồng minh quan trọng.

Giờ đây, nhiều khu vực bầu cử quan trọng của Biden rất thích quay trở lại thời kỳ đã qua. Từ Phố Wall đến Thung lũng Silicon rồi đến Hollywood, họ vẫn chú ý vào thị trường Trung Quốc khổng lồ – và vẫn đang phát triển. Nhưng những dấu hiệu ban đầu từ chính quyền mới cho thấy họ có thể sẽ thất vọng.

Trong lời trình bày xác nhận vị trí của mình trước quốc hội, Ngoại trưởng Blinken đã thẳng thắn gọi quan hệ với CHND Trung Hoa là “thách thức chính sách đối ngoại lớn nhất của thế kỷ này.” Câu hỏi mà ông và chính quyền Biden phải đối mặt là, họ sẽ làm gì để giải quyết vấn đề này?

Câu trả lời, thu thập được từ nhiều cuộc phỏng vấn với những người bên trong chính quyền Biden (và những người bên ngoài đã nói chuyện với họ về Trung Quốc), là: họ vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn. “Đó chắc chắn là một công việc đang được tiến hành“, theo lời được công bố vào ngày 24 tháng 2 của một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, người sẽ tham gia một cuộc đánh giá chính thức, khi nói về thế phòng thủ của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa. Quan chức này, người không được ghi âm trong cuộc trò chuyện, đã yêu cầu giấu tên.

Ngoại trưởng Antony Blinken của Biden. MANUEL BALCE CENETA/POOL/AFP/GETTY

Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Thách thức đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy khiến cho Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất chống lại Liên Xô có vẻ như là một chuyện tương đối đơn giản. Không giống như Matxcơva, Bắc Kinh điều khiển một nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, với công nghệ cao. Quy mô thị trường của nó thu hút các công ty từ khắp nơi trên thế giới. Bất chấp việc nhóm chuyển tiếp của Biden còn chờ đợi, Liên minh châu Âu vào ngày 30 tháng 12 đã ký một hiệp ước đầu tư rộng rãi với Bắc Kinh, có thời hạn thực hiện trong 7 năm. Trong vòng vài thập kỷ, CHND Trung Hoa sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và Bắc Kinh công khai tìm cách thống trị các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế thế kỷ 21, từ trí tuệ nhân tạo đến tin học lượng tử.

Đồng thời, nó đang mở rộng và hiện đại hóa một quân đội ngày càng có năng lực, và đã là một “đối thủ cạnh tranh gần ngang hàng” (theo cách nói của Lầu Năm Góc) trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Bắc Kinh có thể chưa gây ra mối đe dọa hạt nhân nghiêm trọng như Liên Xô – họ có ít đầu đạn hạt nhân hơn nhiều so với Moscow vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh – nhưng thành công về kinh tế, sự tinh vi ngày càng tăng về công nghệ và tham vọng toàn cầu khiến nước này trở thành kẻ thù đáng gờm hơn Moscow đã từng là.

Lầu Năm Góc đã lo ngại rằng Hoa Kỳ có nguy cơ tụt hậu so với Trung Quốc về mặt quân sự. Cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Joseph Dunford, nói với Quốc hội rằng “chỉ trong vài năm nữa, nếu chúng ta không thay đổi quỹ đạo của mình, chúng ta sẽ mất lợi thế về chất và lượng so với Trung Quốc.” Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời Obama, Michelle Flournoy, nói rằng chi tiêu quốc phòng trong tương lai “sẽ đòi hỏi nhiều đầu tư vào các công nghệ và năng lực mới mà quân đội Mỹ chưa có“.

Chúng bao gồm mọi thứ, từ khả năng phòng thủ hiệu quả chống lại tên lửa siêu thanh của Trung Quốc – chẳng hạn sẽ rất quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột nào đối với Đài Loan – cho đến vai trò ngày càng nổi bật trong cuộc chiến chống lại trí tuệ nhân tạo, mà nhà phân tích quân sự Christian Brose, cựu giám đốc ủy ban dịch vụ vũ trang, gọi là “những cỗ máy thông minh“, có thể hỗ trợ xác định các đối tượng trên chiến trường, để điều hướng và một loạt các ứng dụng phi sát thương khác.

Một vụ phóng vệ tinh vào năm ngoái ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc đã giúp củng cố sức mạnh ngày càng tăng của quốc gia này trong lĩnh vực định vị GPS sinh lợi. STR / AFP / GETTY

Người của Biden thừa nhận những thách thức. Hiện tại, trước công chúng, họ đều hát cùng một bài thánh ca. Bản thân tổng thống cho biết Hoa Kỳ sẽ tham gia vào “cuộc cạnh tranh gay gắt [với Bắc Kinh], nhưng không cần thiết phải có xung đột.” (Đầu chiến dịch tranh cử tổng thống, Biden đã nổi tiếng – hoặc khét tiếng – bằng lời chế nhạo quan điểm cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ, với câu: “Họ sẽ ăn mất bữa trưa của chúng ta ư? Thôi đi, anh bạn!“).

Trong bài phát biểu “cạnh tranh gay gắt” của mình, Biden đã cố gắng tách mình khỏi cách tiếp cận của Trump, nói rằng “chúng ta sẽ tập trung vào các quy tắc quốc tế.” Nhưng tổng thống lại đang ngồi trong một hộp khi nói đến Trung Quốc. Đó là một chiếc hộp được xây dựng bởi chính quyền [Trump] sắp mãn nhiệm, và mặt khác là của cả một số nhà tài trợ chiến dịch tranh cử lớn nhất của ông nữa — những nhà tài trợ không ước gì hơn là tránh xa tình trạng của bốn năm qua.

Họ khao khát những ngày khi mà các quan chức hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ có bài phát biểu mô tả “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Họ muốn tham gia vào các cuộc tập trận ngoại giao giống như “các cuộc đối thoại kinh tế chiến lược” trong quá khứ — các cuộc tranh luận hai năm một lần giữa các quan chức cấp cao của Bắc Kinh và Washington, bắt đầu dưới thời George W. Bush và tiếp tục dưới thời Barack Obama. Sự liên tục đó cho thấy cả hai đảng chính trị ở Washington đã nhìn nhận quan hệ với Bắc Kinh thông qua cùng một cặp kính – kính màu hồng.

Phố Wall, Khu C (C-suite, nhóm các giám đốc điều hành cấp cao của các tập đoàn) ở hầu hết các công ty trong danh sách Fortune 500, Big Tech và Hollywood là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho chiến dịch Biden. Ví dụ, tại JP Morgan và Bank of America, hơn 7.000 nhân viên tại hai công ty đã kết hợp quyên góp cho các chiến dịch tranh cử tổng thống — hơn 80% trong số đó cho Biden, với tổng số tiền hơn 200.000 đô la. Tại Google, 6.900 nhân viên đã quyên góp, 97% trong số đó cho Biden. Amazon: 10.000 nhân viên đã đưa tiền cho một ứng cử viên tổng thống, 80% trong số đó cho Biden. Ở Hollywood, 4.100 nhân viên Disney đã tham gia các chiến dịch tranh cử tổng thống, 84% cho Biden. Tổng cộng các ngành công nghiệp truyền hình, âm nhạc và điện ảnh đã trao 19 triệu đô la cho chiến dịch Biden và chỉ 10 triệu đô la cho Trump, theo các báo cáo của Center for Responsive Politics.

Từ lâu, tất cả đều quan tâm đến việc kinh doanh ở Trung Quốc (ngay cả khi cái gọi là “Great Firewall” [còn gọi là Vạn lý tường lửa, của Trung Quốc chặn người dân truy cập Internet] ngăn cản một số công ty công nghệ như Google và Facebook). Tất cả đều quan tâm đến cách chính quyền Biden định nghĩa thế nào là “cạnh tranh khắc nghiệt”.  Scott Harold, một nhà khoa học chính trị cấp cao chuyên về Đông Á tại Rand Corporation, cho biết: “Không ai đủ ngây thơ để nghĩ rằng chúng ta có thể quay trở lại thời kỳ hấp dẫn của ‘sự tham gia chiến lược’ ”’. “Nhưng liệu sẽ có một số áp lực để ít đối đầu hơn so với thời của Trump không? Chắc chắn rồi.

Nhóm Biden đã rõ ràng rằng việc thực hiện điều chỉnh đó sẽ không dễ dàng. Trên đường rời khỏi nhiệm kỳ của mình, những người của Trump đã thổi bùng ngọn lửa về hai trong số những vấn đề gây tranh cãi nhất giữa Bắc Kinh và Washington. Vào ngày 19 tháng 1 – một ngày trước khi Biden tuyên thệ nhậm chức – Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Mike Pompeo tuyên bố rằng Trung Quốc đã thực hiện “tội ác diệt chủng và chống lại loài người” bằng cách đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương của họ. Khẳng định này được cho là đã đưa quan hệ giữa hai nước xuống mức thấp sau sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn. Các cố vấn chính sách đối ngoại chủ chốt của Biden – cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, điều phối viên Ấn Độ – Thái Bình Dương Kurt Campbell và ngoại trưởng Blinken – đã rất tức giận trước tuyên bố đó, theo các nguồn tin thân cận với cả ba người nói với Newsweek. (Các nguồn đã được cấp quyền ẩn danh để nói chuyện một cách thẳng thắn.)

Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã cáo buộc Trung Quốc diệt chủng một ngày trước khi Biden tuyên thệ nhậm chức.
ELIJAH NOUVELAGE / BLOOMBERG / GETTY

Các luật sư nhân quyền quốc tế đang phân biệt xem liệu việc giam giữ của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ trên thực tế có phải là tội diệt chủng theo luật quốc tế hay không, và nhóm của Biden muốn tự mình đưa ra đánh giá. Nhưng không đồng ý công khai ngay từ khi nhậm chức chắc chắn sẽ dẫn đến những cáo buộc từ Đảng Cộng hòa rằng Biden “yếu” trước Trung Quốc. Do đó, một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, Blinken cho biết ông đồng ý với tuyên bố gọi tên tội ác đó của Pompeo.

Điều đó đã gây ra tình trạng bí bách ở một số khu bầu cử quan trọng của đảng Dân chủ. Những khu vực bầu cử có hoạt động kinh doanh thân Trung Quốc trong nhiều thập kỷ đã vận động các chính quyền trước đây bỏ qua vấn đề nhân quyền. Và gần như luôn luôn, họ đã đạt được điều ước của mình. Ngay từ đầu chính quyền Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã công khai nói rằng nhân quyền “không thể can thiệp” vào các vấn đề khác cấp bách hơn trong quan hệ với Trung Quốc.

Một người biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Istanbul, vào ngày 5 tháng 7 năm 2018, phản đối cách đối xử của Trung Quốc với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. OZAN KOSE / AFP / GETTY

Thời gian đã thay đổi. Một nhà vận động hành lang kỳ cựu cho một ngân hàng đầu tư lớn ở Phố Wall đã nói với Newsweek, “Không rõ chính xác những người này đang nghĩ gì về việc nhấn mạnh nhân quyền đến mức nào, nhưng tôi nghĩ mọi người bắt đầu nhận ra rằng nó sẽ nhiều hơn trước đây.” Hầu hết các cố vấn chủ chốt về Trung Quốc của Biden – Sullivan, Blinken, Kurt Campbell và ứng cử viên Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai – đã làm việc tại nhiều thời điểm khác nhau trong chính quyền Obama.

Việc sử dụng từ “diệt chủng” khiến chính quyền bị ràng buộc. Như nhà vận động hành lang Phố Wall – người yêu cầu giấu tên để nói chuyện cho cởi mở – nói rằng, “Bạn không thể buộc tội chính phủ khác về tội ‘diệt chủng’ và sau đó không làm gì cả. Phải có hậu quả. Vì vậy, sẽ có nhiều [ các biện pháp trừng phạt kinh tế] hơn bây giờ? Và điều đó sẽ không kích hoạt phản ứng từ [Bắc Kinh] hay sao? Và hãy cho tôi biết điều này khác với thời Trump như thế nào? ” Một quan chức cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Biden thừa nhận, “Đó là tất cả những câu hỏi mà chúng tôi đang phải giải quyết.

(Đọc tiếp Phần 2)


Liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *