628. Tổng thống Donald Trump (kỳ 1-2)

NTD Việt Nam

Tổng thống Donald Trump: Kỳ 1 - Định mệnh trở thành tổng thống
“Đó là lúc tôi nhận ra Trump đến trái đất này vì mục đích lớn hơn. Đó cũng chính là lúc tôi nhận ra ông sẽ là Tổng thống.” (Ảnh tổng hợp)

Kỳ 1 – Định mệnh trở thành tổng thống

Đường Thư • 06:30, 25/05/20

Chính thức ra tranh cử và biến cuộc bầu cử năm 2016 trở thành một sự kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử chính trị Mỹ với kết quả bất ngờ làm choáng váng phe cánh tả và phần lớn thế giới khi một kẻ tay ngang đánh bại các chính trị gia lão luyện để bước vào Nhà Trắng, sự xuất hiện của Donald Trump trong cương vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ dường như là định mệnh.

Mặc dù cho đến khi trở thành Tổng thống Mỹ, Donald Trump chưa từng tham gia như một chính trị gia trên chính trường, nhưng trong nhiều thập kỷ, chủ đề “ra tranh cử” đã nhiều lần được khơi lên, thậm chí theo lời kể của Roger Stone, cựu tổng thống Mỹ Nixon, đã dự đoán Trump sẽ trở thành Tổng thống Mỹ từ những năm 80 thế kỷ trước.

Roger Stone, nhà hoạt động chính trị dày dạn kinh nghiệm, từng tổ chức 9 chiến dịch tranh cử Tổng thống, là phụ tá chiến dịch cấp cao cho các tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, và là cố vấn trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump. Roger tin rằng người đầu tiên nhận ra tiềm năng tranh cử tổng thống của Donald Trump là cựu tổng thống Richard Nixon.

Nixon đã viết cho Trump kể rằng vợ mình thấy Donald Trump trên chương trình Phil Donahue và bà nghĩ nếu có ý định ra tranh cử ông sẽ thắng. Roger kể rằng: Nixon vẫn hay có kiểu nói vòng vèo như thế, trong trường hợp này ông đã áp suy nghĩ của mình cho vợ.

Cựu tổng thống Richard Nixon tin rằng nếu Donald Trump bước ra tranh cử, phần thắng thuộc về ông sẽ rất cao. (Ảnh: Getty)

“Tôi không xem chương trình nhưng vợ tôi bảo trông anh thật tuyệt”. Nixon viết cho Trump chính tay ông gạch dưới từ “Tuyệt”. “Như anh có thể hình dung, bà ấy là một chuyên gia về chính trị và bà ấy tiên đoán bất cứ khi nào quyết định ra tranh cử, anh sẽ là người chiến thắng.”

Sự hiểu biết của Nixon về việc sử dụng quyền lực đã khích lệ Trump. Chủ nghĩa thực dụng của Nixon cũng lôi cuốn vị đại gia New York. Theo yêu cầu của Nixon, Roger gửi lời mời Donald Trump và vợ ông Ivana xuống chơi ở Houston vào cuối tuần. Roger kể lại: Hiếm thấy khi nào Nixon nhanh nhẹn như thế. Nixon và Trump nói chuyện riêng với nhau suốt nhiều giờ, tỷ phú bất động sản New York liên tục hỏi ông cựu tổng thống nhiều vấn đề. Trump lắng nghe để lĩnh hội càng nhiều càng tốt từng lời của vị cựu tổng thống, người hết sức ấn tượng với vị doanh nhân Manhattan. Roger tin rằng: Nếu còn sống để thấy cuộc đua vào vị trí tổng thống năm 2016 hẳn là Nixon sẽ vui lòng chứng kiến sự táo bạo và dữ dội mà Trump vẫn nhắm vào giới truyền thông.

“Don’t forget to give them the #Trumpbux” pic.twitter.com/OPylgUvaiW

— Second City Bureaucrat (@CityBureaucrat) March 17, 2020

Trump 1988   

32 năm trước, Trump ở tuổi 42. Trong một lần được phỏng vấn bởi nhà sản xuất truyền hình Oprah Winfrey, khi cô đặt câu hỏi về chính trị:

– Thưa ông, ông có bao giờ nghĩ đến việc ra ứng cử Tổng thống không?

Trump đáp:

– Có lẽ không, vì tôi rất thành công và yêu thích những công việc tôi đang làm, tôi không thích làm chính trị, trừ khi nào tôi cảm thấy nước Mỹ đi vào con đường ngược chiều và cần sự thay đổi.

Trong cuốn sách xuất bản năm 1990 của mình: “Trump: tồn tại trên đỉnh cao”, ông phủ nhận mọi mối quan tâm đối với việc phục vụ công chúng, khẳng định rằng, ông không phù hợp làm chính trị gia: “Tôi không muốn dính dáng gì đến các thỏa hiệp, những cái ôm nồng ấm, hay tất cả những việc vô nghĩa khác mà bạn phải làm để có được phiếu bầu.”

“Tôi không muốn dính dáng gì đến các thỏa hiệp, những cái ôm nồng ấm, hay tất cả những việc vô nghĩa khác mà bạn phải làm để có được phiếu bầu”. (Ảnh chụp video)

Kể từ đó, ông đã chứng kiến trong gần 2 thập kỷ nước Mỹ dần đi vào con đường ngược chiều với những gì mà các nhà lập quốc đã khai sinh. Ông đã không ít lần muốn tham gia vào sự thay đổi nó, tuy nhiên ý định về việc tham gia tranh cử trong nhiều năm mới dừng lại ở cuộc thăm dò dư luận, mặc dù ông luôn được cử tri yêu mến.

“Nếu tôi cảm thấy không thể thắng, tôi sẽ không ra tranh cử.”

1999 – 2000 Đảng độc lập

Tháng 9/1999, Roger Stone và Donald Trump trong văn phòng của ông trên tầng 26 Trump Tower, Đại lộ 5, thành phố New York. 

Trump vùi đầu vào mấy tờ báo trong khi Roger im lặng chờ đợi. Ông vừa đọc vừa nhíu mày, cái nhíu mày này đã trở thành nổi tiếng và lắc đầu với vẻ bực bội: 

“Tôi dám chắc đó sẽ là cuộc đua giữa Bush và Gore”, ông phá vỡ sự im lặng. “Cả hai đều cực kỳ kinh khủng, Chuyện gì đang diễn ra ở đất nước này thế?” 

Đây có lẽ là câu hỏi lặp đi lặp lại hằng ngày khi ông xem các bản tin về những thứ tréo ngoe đang diễn ra ở Mỹ, những chính trị gia vụng về hoặc chỉ lo trục lợi cá nhân bằng những toan tính, những thứ đang hủy hoại đất nước ông yêu như bao nhiêu người Mỹ khác.

“Tôi dám chắc đó sẽ là cuộc đua giữa Bush và Gore”, ông phá vỡ sự im lặng. “Cả hai đều cực kỳ kinh khủng, Chuyện gì đang diễn ra ở đất nước này thế?” (Ảnh: Getty)

“Roger, tôi muốn tiến hành bước tiếp theo. Tôi muốn biết liệu Donald Trump có thể thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng không. Liệu đất nước này đã sẵn sàng cho Donald Trump chưa? Có điều tôi biết chắc là tôi giỏi hơn bất cứ thằng cha ngu đần nào đang tham gia cuộc đua”.

Tại thời điểm đó, ông đã biên soạn xong cuốn sách: “Nước Mỹ mà chúng ta xứng đáng” trong đó phác họa chính sách đối nội và đối ngoại của ông. Cuốn sách được ấn hành vào ngày 1/1/2000 dự kiến trước khi Trump có thể tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng.

Ông có những tiên đoán trong cuốn sách của mình, như thể ông đã chuẩn bị cho năm 2016: “Tôi tin những người không phải chính trị gia sẽ là đại diện cho làn sóng của tương lai.”

Thậm chí, ông đã dự đoán trước và cảnh báo về chủ nghĩa khủng bố: “Đã tới lúc phải nỗ lực chuẩn bị cho điều mà tôi tin ấy là ở đâu đó, lúc nào đó tồn tại nguy cơ hiển hiện về một vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ được đưa vào và kích nổ trong một thành phố lớn của Mỹ.”

Cứ như Trump đang dự báo cho năm 2016.

Donald Trump ra mắt cuốn sách: “Nước Mỹ mà chúng ta xứng đáng” vào tháng 01/2000, ở New York. Nội dung cuốn sách phác họa các chính sách đối nội và đối ngoại của ông. (Ảnh: Getty)

Năm 1999 ông Trump thu hút sự ủng hộ của người trong đảng độc lập (được gọi là đảng Cải cách của bang, một đảng cơ bản gồm những phần tử ôn hòa). Năm 2000 Trump đã nói với New York Time rằng, có một khả năng rất lớn tôi sẽ ra tranh cử. Ông nói rằng ông sẽ ra tranh cử với tư cách đại diện cho đảng độc lập của New York. 

Roger thành lập Ủy ban thăm dò dư luận cho Trump về việc tranh cử tổng thống. Ông xuất hiện trong chương trình Larry King và ngay từ đầu cuộc phỏng vấn, ông nổ một quả bom đầu tiên: 

“Vậy là tôi sẽ thành lập Ủy ban thăm dò bầu cử tổng thống, tôi cũng thông báo việc này trong chương trình của anh giống như mấy người khác. Nhưng tôi sẽ thành lập ủy ban và đi vào hoạt động ngay ngày mai.”

Ông cũng đã nói về đảng Cộng hòa như thế này: “Tôi thực sự tin Đảng Cộng hòa lúc này toàn người điên.” 

Trong cuộc phỏng vấn của Donald đã thực hiện với Oprah Winfrey vào năm 1988, ông nói về cơ hội trở thành tổng thống:

 “Tôi nói rằng tôi sẽ có cơ hội chiến thắng bởi vì tôi không biết khán giả của bà cảm thấy thế nào nhưng tôi nghĩ mọi người đã mệt mỏi khi thấy nước Mỹ đang bị xé toạc.”

Trump – như một người Mỹ điển hình với phong cách Mỹ, thực dụng, và với tính toán khôn ngoan của một nhà kinh doanh lão luyện, người từng chờ đợi 30 năm để đạt được một thương vụ kinh doanh lớn, hiểu sâu sắc rằng, ông cần một thời điểm thích hợp để chiến thắng thực sự.

Roger khẳng định ông tuyệt đối nghiêm túc về việc tranh cử năm 2000, Tuy vậy, ông cảm thấy mình không thể thắng nếu đại diện cho Đảng độc lập. “Tôi hiểu điều này. Tôi hiểu những thời điểm thuận lợi và không thuận lợi” (CNN.com/ Allpolitic ngày 25/10/1999). 

“Nếu không thể thắng, nếu tôi cảm thấy không thể thắng, tôi sẽ không ra tranh cử. Tôi không cần trở thành ứng viên độc lập nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử. Tôi muốn chiến thắng.” (Donald Trump trong chương trình truyền hình trực tiếp Larry King 9/10/1999).

“Nếu không thể thắng, nếu tôi cảm thấy không thể thắng, tôi sẽ không ra tranh cử. Tôi không cần trở thành ứng viên độc lập nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử. Tôi muốn chiến thắng.” (Ảnh: Getty)

Tờ Sun Sentinel giật tít: “Trump: Tôi có đủ những gì cần có để làm tổng thống”.

Trump tin rằng ông có đủ những gì cần có để làm tổng thống, ngay tại thời điểm đó, nhưng ông còn hiểu hơn rằng: người dân Mỹ chưa sẵn sàng cho một tổng thống như ông, họ cần đi một quãng đường dài để nhận ra sự vô dụng của các chính trị gia giới tinh hoa mà họ đang bị mê hoặc bởi những lời hứa hẹn bóng bẩy. Họ cần thời gian để hiểu rằng, những chính trị gia đó chỉ nói mà không làm gì, và ông sẽ chính thức xuất hiện khi nước Mỹ thật sự tới đỉnh điểm cơn khát của một sự thay đổi vĩ đại.

Ít ai biết rằng, ông lặng lẽ đăng ký câu: “Khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ” với văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ chỉ ít ngày sau khi Romney (ứng cử viên đảng Cộng hòa năm 2012) bị đánh bại.

Và ông tiếp tục chờ đợi. 

Đảng Cộng hòa 2012

Trump suy nghĩ nghiêm túc về việc lại ra tranh cử tổng thống năm 2012 lần này với tư cách người của Đảng Cộng hòa.

Một lần nữa ông lại nhận được sự ủng hộ đến khó tin, cử tri cực kỳ yêu mến ông. Kết quả thăm dò dư luận rất cao. Ông nói với một phóng viên: “Tôi đang nghĩ một cách nghiêm túc về việc này. Tôi ghét những gì xảy ra trên đất nước chúng ta.”

Tôi đang nghĩ một cách nghiêm túc về việc này. Tôi ghét những gì xảy ra trên đất nước chúng ta.” (Ảnh: Getty)

Trump vươn lên dẫn đầu phía đảng Cộng hòa bằng cách nắm bắt tốt vấn đề liệu có phải Tổng thống Obama sinh ở Kenya và về pháp lý không thể là tổng thống vì ông ta không phải là công dân Mỹ sinh ra trên đất Mỹ. “Tại sao ông ta không trình giấy khai sinh ra” ông hỏi khi xuất hiện trong chương trình View. Tháng 7/2010 tờ Obe giật tít lớn trên trang đầu: OBAMA KHÔNG SINH RA Ở MỸ.

28/3/2011, ông xuất hiện trên Fox News và nói: “Ông ta đã sử dụng hàng triệu đô la để lẩn tránh vấn đề này, hàng triệu đô la phí luật pháp để thoát khỏi vấn đề này.”

Vào thời điểm đó, một cuộc thăm dò dư luận của Gallup cho thấy chỉ có 38% người Mỹ được hỏi tin Obama “rõ ràng” là sinh ra ở Mỹ.

“Một nguồn tin cực kỳ tin cậy đã gọi tới văn phòng nói với tôi giấy khai sinh của Obama là trò bịp bợm”, Trump nói. Nhưng vấn đề đã chính thức bị chôn vùi ở đó.

Một nguồn tin cực kỳ tin cậy đã gọi tới văn phòng nói với tôi giấy khai sinh của Obama là trò bịp bợm”, Trump nói. Nhưng “ông ta đã sử dụng hàng triệu đô la để lẩn tránh vấn đề này, hàng triệu đô la phí luật pháp để thoát khỏi vấn đề này.” (Ảnh: Getty)

Dù có kết quả thăm dò cao, Trump tin Obama có thể sẽ tái cử, và cơ hội của ông sẽ tốt hơn vào năm 2016. 

Không có gì ngạc nhiên khi trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016 các cử tri cảm thấy rằng đây có thể chỉ là một trò đùa nữa của Trump, tuy nhiên lần này ông đã đi một bước quyết định khi chính thức tuyên bố tranh cử Tổng thống: “Tôi đang chính thức chạy đua đến chiếc ghế Tổng thống nước Mỹ.”

Việc ông ấy xuất hiện trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đã làm choáng váng và chấn động những người đứng đầu hai đảng. Nó biến cuộc bầu cử năm 2016 trở thành một sự kiện mà cử tri đều theo dõi với sự háo hức say mê. 

Những gì diễn ra trong cuộc bầu cử năm đó, chính xác là những gì người Mỹ trải nghiệm trong nhiệm kỳ của ông, một chính trị gia làm nhiều hơn những gì mình nói. Giờ đây rất nhiều người tin rằng, Chúa đã an bài ông cho sứ mệnh “Khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ”.

 Tổng thống Donald Trump – một chính trị gia làm nhiều hơn những gì mình nói. Giờ đây rất nhiều người tin rằng, Chúa đã an bài ông cho sứ mệnh “Khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ”. (Ảnh: Getty)

Vụ thoát chết hy hữu hay định mệnh trở thành Tổng thống?

Roger nhận ra điều đó từ năm 1989 khi chứng kiến câu chuyện hy hữu về Trump.

Năm 1989 Roger làm việc cho Trump với tư cách là người vận động hành lang ở Washington, xử lý các nguyên tắc về giao dịch tiền tệ mà casino của ông đang bị để ý. “Tôi tin mình đã nghĩ ra ngôn từ đúng quy chuẩn mà các nhà làm luật có thể chấp nhận, chỉ còn chờ Donald Trump đồng ý”. Roger gọi điện cho Trump ở văn phòng hỏi xem liệu ông có thể đáp chuyến bay miền Đông từ Washington tới New York gặp ông ở văn phòng vào buổi trưa được không. Donald bảo không thể gặp vì sắp đi Atlantic City bằng trực thăng với một nhóm giám đốc điều hành. “Tôi thuyết phục ông đợi tôi, để những người kia đi trước, trực thăng trở lại đón và đưa ông tới Atlantic city sau”, Roger kể lại.

Ngay sau khi tôi được dẫn vào văn phòng, trợ lý Norma Foerderer mặt tái mét vào nói với Donald Trump là cảnh sát trưởng bang New Jersey Clint Pagano đang chờ trên điện thoại. Trump chuyển sang chế độ loa ngoài: “Tôi lấy làm tiếc phải thông báo chiếc trực thăng mà công ty ông thuê đã rơi ở vùng đồi thông. Mọi người trên máy bay đều tử nạn”. “Ông chắc chứ?” Trump hỏi. “Một trăm phần trăm”, viên cảnh sát trưởng trả lời. 

Chiếc máy bay trực thăng tử nạn (trái) và bài báo về sự kiện vào năm 1989 (phải). (Nguồn tổng hợp)

Roger kể rằng những người phụ nữ trong tổ chức Trump òa khóc trước việc Trump mất Steve Hyde và Mark Estee, hai giám đốc điều hành casino giỏi nhất. Donald bảo Norma nối điện thoại với các bà quả phụ ông nói chuyện với từng người và trong một số trường hợp cuộc gọi của Trump báo tin về cái chết của chồng họ là tin đầu tiên về sự kiện đau thương này. “Trong khi Trump có thể còn nhiều cuộc hẹn sau lúc gặp tôi hôm ấy. Tôi biết mạng sống của ông đã được bảo toàn để cứu nền Cộng hòa và phục hồi nền kinh tế của nước Mỹ.”

“Đó là lúc tôi nhận ra Trump đến trái đất này vì mục đích lớn hơn. Đó cũng chính là lúc tôi nhận ra ông sẽ là Tổng thống.”

Kỳ 2: “Hãy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng”

“Những gì tôi đã làm ra cái gia tài của nước Mỹ hơn 3 năm qua đều gần như đã mất và tôi sẽ làm lại lần thứ hai sẽ vĩ đại hơn và nhanh hơn.” (NTD Việt Nam tổng hợp)

28/05/20

Bất động sản là đam mê mà ông theo đuổi cả cuộc đời, nhưng đến lúc ông nhận ra, mảnh đất lớn nhất, vĩ đại nhất nơi mà ông và người dân thuộc về, là Nước Mỹ!

“Mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều thư, hàng chồng thư. Không lâu trước đây tôi đã nhận được một lá thư từ cô giáo mầm non của tôi. Tôi đã nói vô cùng ngạc nhiên khi bắt gặp nó trong hàng đống những chồng thư. Cô nói rằng điều cô nhớ nhất về tôi là việc tôi không bao giờ ngừng đặt câu hỏi. Tôi là học sinh hay hỏi nhất mà cô từng biết. Tôi trả lời thư rằng có một số thứ trên đời không bao giờ thay đổi, tôi vẫn đặt rất nhiều câu hỏi – nhưng chính sự tò mò và óc khám phá của tôi đã mang lại cho tôi thành công trong suốt thời gian qua. Tôi cũng nói lời cảm ơn cô, một lời cảm ơn hơi muộn một chút, vì sự kiên nhẫn cô đã dành cho tôi nhiều năm trước đây, kiên nhẫn và lắng nghe tất cả những câu hỏi của tôi.

Tôi bắt đầu nghĩ về những ngày tháng đầu tiên đó, mỗi câu hỏi của tôi lúc đó đều chính là điểm bắt đầu của một khám phá mới và đến giờ cũng vậy…” (Donald Trump)

Thói quen đặt câu hỏi là sự khởi đầu cho sự khám phá và bằng cách đó ông đã nhận ra quá nhiều điều bất ổn và phi lý đang xoay chuyển nước Mỹ, theo một cách khiến ông vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ.

Thói quen đặt câu hỏi là sự khởi đầu cho sự khám phá và bằng cách đó ông đã nhận ra quá nhiều điều bất ổn và phi lý đang xoay chuyển nước Mỹ. (Getty)

 

Nó dẫn lối ông đến sự thật, giúp ông thấu hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới này, dù sự thật ngày càng hiện ra dưới những cái vỏ của sự lừa dối đáng sợ về mức độ nham hiểm, tàn ác của cá nhân hay thể chế, quốc gia.

“Cái quái gì đang xảy ra ở đất nước này thế?”

Trong nhiều thập niên, ông đã chứng kiến nước Mỹ bị “xé toạc”, ngày càng lao xuống dốc, một nước Mỹ đã từng vĩ đại và chiến thắng, giờ đây, đang chìm trong thảm họa suy thoái kinh tế bởi những con người ưu tú mà không có việc làm, những kẻ bóc lột tiền thuế của dân, khủng bố hoành hành, và đáng sợ hơn cả là những kẻ cầm quyền đang cố huỷ hoại nước Mỹ từ bên trong…

Trong cuộc phỏng vấn của Donald đã thực hiện với Oprah Winfrey vào năm 1988, ông nói về cơ hội trở thành tổng thống: “Tôi nói rằng tôi sẽ có cơ hội chiến thắng bởi vì tôi không biết khán giả của bà cảm thấy thế nào nhưng tôi nghĩ mọi người đã mệt mỏi khi thấy nước Mỹ đang bị xé toạc.”

Tháng 3/1990, ông nói với Playboy: “Tôi không muốn làm tổng thống, tôi chắc chắn 100%. Tôi thay đổi quyết định chỉ vì tôi thấy đất nước đang ngày càng xuống dốc”.

Donald Trump : News Photo
“Tôi không muốn làm tổng thống, tôi chắc chắn 100%. Tôi thay đổi quyết định chỉ vì tôi thấy đất nước đang ngày càng xuống dốc”. 

Vị doanh nhân hết sức thành công và chẳng tha thiết gì giới chính trường màu mè giả tạo, đã không thể yên tâm thỏa mãn trong lĩnh vực vô cùng yêu thích của mình, để nghĩ về những điều lớn hơn. Bất động sản là đam mê mà ông theo đuổi cả cuộc đời, nhưng đến lúc ông nhận ra, mảnh đất lớn nhất, vĩ đại nhất nơi mà ông và người dân thuộc về, là Nước Mỹ! Đó là lý do khiến ông bước ra tranh cử, bởi vì ông hiểu rằng, chỉ ở địa vị của một Tổng thống, ông mới có thể giúp được đất nước này nhiều nhất, ông mới có thể khiến nó vĩ đại trở lại.

“Obama chính là lý do mà tôi có mặt tại Nhà Trắng”

“Trong hoạt động kinh doanh, ngày nào tôi cũng thấy nước Mỹ bị cắt cổ và ngược đãi. Chúng ta đã và đang trở thành một trò hề, một kẻ chịu tội thay cho toàn thế giới, bị đổ lỗi tất thảy mọi thứ, chẳng được công nhận công trạng và cũng chẳng nhận được sự tôn trọng nào. Không ai tôn trọng chúng ta cả. Chúng ta là đối tượng để cười nhạo khắp nơi trên thế giới. ISIS, Trung Quốc, Mexico đang đánh bại chúng ta, tất cả đang đánh bại chúng ta, kẻ thù thì ngày càng mạnh lên còn nước Mỹ thì ngày càng yếu đi. Giờ đây họ còn hạ gục chúng ta trên mặt trận kinh tế. Chúng ta không còn những chiến thắng lẫy lừng nữa. Chúng ta đã từng chiến thắng nhưng giờ thì không.”

Trump trở thành 1 trong 17 ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa gồm hầu hết là các thống đốc, cựu thống đốc, thượng nghị sĩ liên bang. Donald Trump một kẻ tay ngang mà truyền thông tin rằng đã đùa giỡn với việc tranh cử tổng thống năm 2000 và 2012 nhưng cũng chưa bao giờ là ứng cử viên trong một cuộc bầu cử hoặc giữ bất cứ cương vị chính trị nào.

Chúng ta đã và đang trở thành một trò hề, một kẻ chịu tội thay cho toàn thế giới, bị đổ lỗi tất thảy mọi thứ, chẳng được công nhận công trạng và cũng chẳng nhận được sự tôn trọng nào.” (Getty)

Ông bước vào chính trường với kinh nghiệm bằng không và di sản đổ nát của nhiệm kỳ tổng thống Obama – một nhiệm kỳ mà nhiều người coi là một trong những nhiệm kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử chính trị Mỹ.

GDP âm, tỷ lệ lao động có việc làm đạt mức tồi tệ nhất kể từ năm 1978. Khoản nợ quốc gia gần vượt ngưỡng 20 ngàn tỷ đô la, đường biên giới không an ninh, 90 triệu người Mỹ từ bỏ tìm kiếm việc làm, 45 triệu người sống nhờ trợ cấp thực phẩm và 50 triệu người sống trong nghèo khổ. Mối đe dọa từ nước ngoài ngày càng nguy hiểm hơn, bao gồm Iran và vũ khí hạt nhân của nước này, sức mạnh quân sự đang được tăng cường của Trung Quốc, những kẻ khủng bố Hồi giáo giết hại các nhà ngoại giao Mỹ tại Benghazi, Iran, ISIS chặt đầu người Thiên chúa giáo và chiếm đóng những vùng đất rộng lớn ở Trung Đông cùng với đó là khu vực dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Chính quyền Obama đã tiêu tốn 2 nghìn tỷ đôla vào Iraq và mất hàng nghìn sinh mạng quân nhân Mỹ tại Iraq. 

Barack Obama đã để lại một di sản nước Mỹ đổ nát khi rời khỏi nhiệm sở. Ông được đánh giá là một trong những vị tổng thống kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. (Getty)

Donald Trump kinh ngạc nhận thấy chính quyền Obama đã để Trung Quốc tràn sang và đổ đống hàng hóa, chiếm của Mỹ hàng trăm tỷ đô-la bằng cách thao túng và giảm giá trị đồng tiền của họ. “Họ đang xẻ thịt chúng ta.”  Tổng thống Obama đã làm một việc không thể tin nổi là tái thiết Trung Quốc và tái thiết rất nhiều quốc gia khác. 

“Dù Washington nói năng vui vẻ thế nào thì giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không phải là bạn. Tôi từng bị lên án vì dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương lai con cháu mình bằng từ nào khác? Bạn muốn tôi dùng cái mỹ từ nào cho những người đang ra sức đẩy đất nước ta vào nguy cơ phá sản, cướp việc làm của ta, do thám hòng ăn cắp công nghệ của ta, và hủy hoại lối sống của ta đây?”

Nước Mỹ trong nhiều năm trước khi ông ra tranh cử đã trở thành bãi rác cho mọi rắc rối của tất các các nước khác. Mexico mang sang Mỹ ma tuý, tội phạm, những kẻ hãm hiếp… Nhưng không chỉ Mexico, chúng còn đến từ Nam và Trung Mỹ, Trung Đông, khủng bố Hồi giáo, ISIS… 

“Làm thế nào mà các nhà chính trị này lại có thể ngu ngốc cho phép điều này xảy ra. Họ ngu ngốc đến thế nào chứ!”

“Tôi từng bị lên án vì dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương lai con cháu mình bằng từ nào khác?” (Getty)

Theo số liệu việc làm của Cục Thống kê Lao động, Mỹ đã mất khoảng 303.000 việc làm trong ngành sản xuất kể từ khi Obama nhậm chức. Dưới thời Obama số người Mỹ sống bằng tem trợ cấp giá thực phẩm theo số liệu công bố chính thức trong Chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung của Bộ Nông nghiệp Mỹ SNAP đã tăng từ 32 triệu người năm 2009 lên 43,6 triệu vào tháng 4/2016, tức là cứ 7 người Mỹ thì có 1 người phải dùng tem phiếu thực phẩm, trong khi việc áp đặt 229 quy định lớn mới của liên bang thực hiện từ năm 2009 đã tiêu tốn của nền kinh tế Mỹ 108 tỷ đô la một năm theo số liệu của chính cơ quan điều hành liên bang. Các doanh nghiệp đang phải đóng cửa. Tỷ lệ đóng cửa doanh nghiệp cao ở mức cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, Mỹ mất điểm tín dụng AAA. Giá xăng dầu đã tăng gấp đôi.

Đến cuối nhiệm kỳ thứ 2, Obama đang trên đà làm tăng nợ quốc gia của Mỹ lên gấp đôi tới mức 20 ngàn tỷ đô la ngang với toàn bộ số nợ của tất cả các đời tổng thống tiền nhiệm cộng lại.

Ngoài một nền kinh tế thảm họa, Obama để lại nguy cơ khủng bố cả trong và ngoài nước

Chính sách đối ngoại của Obama đẩy những hình ảnh về chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, từ vụ đốt Sứ quán Mỹ ở Benghazi cháy suốt đêm tới việc lá cờ đen của ISIS phất cao đắc thắng khi từ Syria tràn vào Iraq. Các phần tử thánh chiến quay cảnh chặt đầu các nạn nhân, hoặc với việc máy bay vận tải Mỹ chở hàng tỷ đô la mới in sang Iran để có thể đối lấy thỏa thuận với Iraq, mà kết quả là Iran vi phạm cam kết sẽ không chế tạo vũ khí hạt nhân trong khi vẫn phát triển tiềm lực tên lửa xuyên lục địa đe dọa các nước láng giềng và toàn thế giới. 

Chính sách đối ngoại của Obama làm gia tăng sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới, góp phần đẩy nước Mỹ vào vòng nguy hiểm.

Năm nào dưới thời Obama, nước Mỹ cũng bị tấn công khủng bố. Thế nhưng suốt thời gian cầm quyền, Tổng thống Obama không thể nói đến những từ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, ngay cả khi hàng ngàn người tị nạn lũ lượt từ Syria và nhiều nơi khác của Trung Đông nhập cư trái phép vào Mỹ.

Trong 8 năm cầm quyền, chính quyền Obama đã cho gần 43.000 người tị nạn Somali vào Mỹ, 99% trong số đó là người Hồi giáo. Năm 2016 Obama nhanh chóng chào đón 12.000 người tị nạn từ Syria vào Mỹ, 99% là người Hồi giáo, đây là một phần của 85.000 người tị nạn trên toàn thế giới mà Obama đã cam kết sẽ chấp nhận cho nhập cư vào Mỹ. Việc nhân dân tị nạn Syria ngày càng gây nhiều tranh cãi sau khi số này dính líu đến các kế hoạch tấn công khủng bố ở châu Âu. Ngoài việc không thấy khá hơn về kinh tế, hàng triệu cử tri Mỹ cảm thấy đất nước kém an toàn hơn khi cuộc tranh cử tổng thống bước vào giai đoạn cao điểm năm 2016.

“Chúng ta chẳng có gì ngoài những vấn đề, chúng ta có những kẻ chẳng ra gì, chúng ta có những kẻ suy đồi, chúng ta có những kẻ đang bán rẻ đất nước. Sự tổn hại mà các thành viên Đảng Dân chủ, các thành viên yếu kém của Đảng Cộng hòa, và thảm họa chính sách đã và đang gây ra cho nước Mỹ đặt ta vào một đống lộn xộn mà ta chưa từng thấy trong đời.”

Không chỉ thế, sau 2 năm cần quyền Obama cùng phe cánh tả còn sắp đặt một âm mưu để lật đổ Tổng thống tiếp theo được bầu hợp pháp. Đây sẽ là bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử Mỹ mà không ai khác, chính  tổng thống bị hại, Donald Trump sắp phơi bày nó.

Không chỉ có ‘thành tích’ yếu kém về kinh tế, Barack Obama còn khiến nước Mỹ trở nên bất ổn hơn bao giờ hết bởi chính sách nhập cư những người Hồi giáo vào nước Mỹ, trong bối cảnh tình hình khủng bố trên toàn cầu đang rất căng thẳng

“Chúng ta có những trái tim quả cảm, có những bộ óc lớn và có sự can trường lớn lao”

“Obama cho rằng chẳng có gì đặc biệt hay hiếm có ở nước Mỹ − rằng chúng ta không khác gì một nước nào khác. Đất nước chúng ta là lực lượng tự do lớn nhất được biết tới trên thế giới. Chúng ta có những trái tim quả cảm, có những bộ óc lớn và có sự can trường lớn lao − và chúng ta sử dụng cả ba điều đó. Trong quá khứ, hệ thống tư bản chủ nghĩa thị trường tự do của chúng ta đã tạo ra nhiều của cải và sự thịnh vượng hơn bất kỳ nền kinh tế có chính phủ kiểm soát nào có thể mơ đến. Vì sự giàu có đó, chúng ta cũng làm từ thiện nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.”

Xét cho cùng, sự thịnh vượng là nền tảng cho tự do. Nhưng nước Mỹ đã bị nghiền nát bởi sự thờ ơ của các chính khách ở Washington, những người đang đo đếm thành công qua tốc độ gia tăng nợ liên bang, và gánh nặng thuế bằng những chương trình chính phủ vô nghĩa. 

Phương thuốc của Trump là đích thân tham dự và cứng rắn giải quyết vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế bởi ông cho rằng hầu như ai cũng có thể mang cho chúng ta các thương vụ và phần lớn những thương vụ đó là vô tích sự. Đã đến lúc việc này phải chấm dứt.

“Tôi yêu nước Mỹ. Tôi đau buồn trước những gì mắt mình nhìn thấy đang xảy ra trên đất nước chúng ta. Obama là một thí nghiệm cánh tả thất bại và đi chệch hướng kinh khủng khiếp, và ai cũng biết điều đó. Tương lai của con em chúng ta đang nguy nan − và chúng ta phải làm những việc cần làm vì chúng. Chúng ta phải cứng rắn để đất nước của chúng ta có thể vĩ đại trở lại.

Tôi yêu nước Mỹ. Tôi đau buồn trước những gì mắt mình nhìn thấy đang xảy ra trên đất nước chúng ta. Obama là một thí nghiệm cánh tả thất bại, và ai cũng biết điều đó.” (Getty)

Ông có câu trả lời cho mọi vấn đề của nước Mỹ và ông có thể giải quyết tất cả những vấn đề đó 

Những câu hỏi âm ỉ khi ông chứng kiến những sự kiện khiến nước Mỹ lún sâu rơi vào vòng thảm họa, những câu hỏi về sự bất công phi lý của các chính sách chính phủ… trở thành nỗi bức xúc mạnh mẽ trong ông và bùng nổ vào thời điểm 2016 khi ông quyết định ra tranh cử để chính tay mình thay đổi tất cả những điều đó. Ông đã chạm vào đúng mạch của những cử tri Đảng Cộng hòa, đưa ra những vấn đề còn gây tranh cãi và chưa được giải quyết vốn đã tồn tại đến thời điểm không thể ngó lơ hơn được nữa. Và ông có câu trả lời dứt khoát và rõ ràng đầy thuyết phục cho tất cả.

“Tôi nghĩ ta xứng đáng với điều tốt đẹp nhất. Các quyết định ta đang đối mặt quá lớn lao, quá nhiều hệ lụy khiến ta không thể bỏ mặc. Tôi có những câu trả lời cho các vấn đề mà ta đang đối mặt. Tôi biết cách làm cho nước Mỹ giàu có trở lại.”

Cuối cùng, một kẻ tay ngang chưa từng tham gia chính trường đã chiến thắng Hillary – ứng cử viên được dán nhãn tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba của Obama với sự ủng hộ mạnh mẽ của giới truyền thông chính thống gồm cả các hệ thống phát thanh và những tờ báo lớn như New York Times và Washington Post, trong một chiến dịch vận động trị giá khoảng 2 tỷ đô la từ quỹ Clinton. Donald Trump đã cứu nước Mỹ khỏi sự trở lại quyền lực của Bill Clinton khi ông ta khoái trá nói với một nhà tư vấn lâu năm của đảng Dân chủ New York rằng nếu Hillary lấy lại được Nhà Trắng, ông ta sẽ lại xử lý mọi việc.

Bill Clinton đã từng khoái trá khi nói với một nhà tư vấn lâu năm của đảng Dân chủ New York rằng nếu Hillary lấy lại được Nhà Trắng, ông ta sẽ lại xử lý mọi việc. (Getty)

Ngôi sao truyền hình ăn khách The Apprentice ngang nhiên bước vào làm chủ Phòng Bầu dục, bất chấp tất cả các chính trị gia chuyên nghiệp đã không ngừng nhạo báng gọi ông là “thằng hề”, “thằng ngu” và toàn bộ giới truyền thông chính thống, tất cả đã vượt qua ranh giới độc lập báo chí để trở thành những kẻ thiên vị ứng cử viên đảng Dân chủ, đã quyết liệt chống ông đến cùng.

“Hãy nhớ rằng tôi luôn luôn chiến thắng”

Trước bầu cử, không ai ở Washington nghĩ rằng ông sẽ đắc cử. Nhưng ngay cả khi bị phản đối mạnh mẽ và khả năng thắng cử thấp, ông vẫn giữ một ý chí chiến thắng đáng kinh ngạc. 

Giữa tháng 10/2016, chỉ ba tuần trước ngày bầu cử, tất cả các cuộc thăm dò đều cho kết quả xấu. Cuốn băng “Inside Hollywood” có tuổi đời hàng thập niên ghi hình Trump dùng ngôn ngữ thô tục đã bị giới truyền thông tinh hoa khai thác tối đa và hầu như tất cả người trong chiến dịch tranh cử Trump đều sợ hãi. Newt Gingrich – cố vấn tranh cử của ông lo lắng gọi điện cho Trump để thảo luận về các biện pháp đối phó, nhưng ông nói, bằng một sự quả quyết không ngờ: “Hãy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng. Tôi không chắc bằng cách nào nhưng vào ngày bầu cử chúng ta sẽ thắng.” 

Đây là một phần sâu sắc trong tính cách Trump, điều mà ông muốn toàn bộ đất nước thấm nhuần. Trump không muốn người Mỹ nói về sự bất lực, ông muốn nói về những khả năng. Ông luôn tự hào về tiềm năng của người Mỹ. Vì chúng ta là người Mỹ. Chúng ta có tiềm năng, chúng ta chỉ cần sự lãnh đạo đúng đắn.

“Hãy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng. Tôi không chắc bằng cách nào nhưng vào ngày bầu cử chúng ta sẽ thắng.” (Getty)

Tổng thống Donald Trump có một cơ hội độc nhất vô nhị để lái con tàu Mỹ đi đúng hướng. Trump truyền tải thông điệp của ông thành những suy nghĩ đơn giản. Lời hứa khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ Trump thu gọn trên Twitter là #MAGA (Make America Great Again). Có trong #MAGA là lời hứa lấy lại việc làm cho nước Mỹ, tăng trưởng kinh tế, cắt giảm thuế và ít quy định của chính phủ, chấm dứt biên giới mở, kiểm soát chặt chẽ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, cắt đứt vòi bạch tuộc Trung Quốc…  và cam kết nước Mỹ lại chiến thắng.

“Tôi chờ được những thử thách của việc làm Tổng thống và sẽ làm những điều tuyệt vời cho đất nươc của chúng ta. Tôi sẽ khiến nước Mỹ trở nên giàu có, mạnh mẽ và đáng kính trọng một lần nữa.”

Dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế Mỹ đã bùng nổ trong nhiệm kỳ kể từ khi ông bước vào Nhà Trắng, cho đến khi con virus xuất sinh từ ĐCSTQ phá huỷ tất cả. Nhưng, có một điều cần phải nhớ về Trump, là ông thích chiến thắng, ông ghét bị thua cuộc, ông sẽ vực dậy nước Mỹ trong cuộc chiến với ĐCSTQ, như ông đã từng làm thế 3 năm trước đây, và những gì người dân có thể nhận ra trong 3 năm đó, là: ông sẽ luôn làm được những gì ông nói, và nhiều hơn thế.

Nhưng, có một điều cần phải nhớ về Trump, là ông thích chiến thắng, ông ghét bị thua cuộc, ông sẽ vực dậy nước Mỹ trong cuộc chiến với ĐCSTQ, như ông đã từng làm thế 3 năm trước đây.

“Những gì tôi đã làm ra cái gia tài của nước Mỹ hơn 3 năm qua đều gần như đã mất và tôi sẽ làm lại lần thứ hai sẽ vĩ đại hơn và nhanh hơn.”

Đối với các chính trị gia chuyên nghiệp, chiến thắng của ông tái diễn thắng lợi của Ronald Reagan trước Tổng thống đương nhiệm Jimmy Carter năm 1980, người từng nói điều mà Trump tâm đắc: “Ở thế hệ nào, tự do cũng đứng trước nguy cơ bị dập tắt. Chúng ta không truyền lại nó cho con cháu mình qua dòng máu. Chúng ta phải đấu tranh, bảo vệ và giao nó lại cho con cháu để chúng làm điều tương tự.”

Ông đã sẵn sàng cho phần đời còn lại của mình để giành lại một “Nước Mỹ chúng ta đáng có!”

“Có lẽ ông là hy vọng cuối cùng của chúng ta để trở lại là đất nước của những người chiến thắng” (Roger Stones)

Đường Thư

Xem: 695. Tổng thống Donald Trump (kỳ 3-4)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *